7. Khi nào áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Biện pháp khẩn cấp tạm thời, đúng như tên gọi của nó - “khẩn cấp” và “tạm thời”, được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản và chứng cứ, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án.

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có tất cả 17 biện pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có một số loại điển hình thường gặp như:

Kê biên tài sản đang tranh chấp:

  • Biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.
  • Khi đó, tài sản được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Cấm chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản đang tranh chấp:

  • Tài sản đang tranh chấp có thể được chuyển dịch thông qua các hình thức mua bán, cầm cố, thế chấp, cho thuê… Nếu chuyển dịch sẽ gây khó khăn cho Tòa án khi giải quyết, đồng thời gây thiệt hại cho đương sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
  • Do vậy, khi có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển quyền tài sản cho người khác thì việc cấm thực hiện hành vi này là cần thiết.

Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ:

  • Đây là biện pháp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, mới được bổ sung trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng khi có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cần thiết áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Ảnh minh họa)

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét